menu

12:48:55
BẠCH ĐẢ SONG THỦ - EMPY-HAND COMBAT

Trương Văn Bảo - Võ đường Trần Hưng Đạo Đà Lạt

There are hundreds of different styles and schools that operated under the umbrella term of Kung Fu (Wushu - Martial Arts). For this reason, it is difficult to define a single classification system that describes all styles and traditions within the Kung Fu community. Generally speaking, they can be classified by three major criteria:

- Power system (External and Internal: ngoại công và nội công)

- Religious origins (Daoism, Buddhism: Đạo giáo và Phật giáo)

- Geographical origins (Northern: Bắc, Southern: Nam, Northwestern: Tây Bắc, Wudang Mountain: Núi Võ Đang, Shaolin Temple: Thiếu Lâm Tự, O-Mei Mountain: Núi O-Mei (Du sơn).

 

Bạch đả song thủ (*) nghĩa là đánh quyền tay không (Bai-da), là môn quyền thứ mười tám trong thập bát ban võ nghệ, chỉ dùng tay, chân và một vài phần khác trên cơ thể con người như chỏ, gối, hông, vai, đầu... để chiến đấu. Quyền chia làm cương quyền và nhu quyền, ngoại công và nội công… với hệ thống kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, gồm tất cả các thế công, thủ, phản và biến đòn. Những bài cương quyền dùng sức mạnh với mục đích tấn công áp đảo, khống chế đối phương nhanh. Nhu quyền hay miên quyền thể hiện những thế võ có vẻ như nhu nhuyễn, mềm mại, nhẹ nhàng nhưng khi phát kình thì uy lực rất lớn.

 

Ngạn ngữ võ công có câu: “Lực không đánh được quyền, quyền không đánh được công - Lực bất đả quyền, quyền bất đả công”, tức là tinh về lực không bằng tinh về quyền, tinh về quyền không bằng tinh về công.

Hệ thống công phu võ thuật hợp thành "tứ đại công phu", gồm nội công, ngoại công, nhuyễn công và ngạnh công, trong đó nhuyễn ngạnh công phu tuy có khi được xếp vào hệ thống ngoại công, nhưng vẫn thường thấy sự khác biệt của nó do những điểm đặc thù.

Nội công là những phương thức luyện tập bằng cách tập trung tối đa tâm, ý, khí lực theo những phương thức đặc biệt nhằm phát huy các năng lực bí ẩn của con người, khi luyện thành thì có thể dùng tĩnh chế động. Nội công bao gồm các phương thức luyện tập tĩnh công và động công.

Ngoại công là các công phu luyện ngoại lực, có thể bao gồm trong nó cả nhuyễn công (nhu lực, âm công, nhu công…) ngạnh công (sức mạnh, dương lực, dương công…) với các phương thức luyện tập các chiêu thức tấn công linh hoạt, mạnh mẽ và từng phần cơ thể để phòng thủ hữu hiệu. Khi luyện đại thành thì sức lực di hành khắp châu thân không bị ngăn trở, do đó muốn vận dụng đến sức thì sức có ngay, thân thể cương cường, da thịt gân xương đều cứng chắc, đến đao kiếm cũng khó bề gây thương tích. Ngoại công bao gồm các phương thức luyện tập hình là luyện tập các kỹ năng có hình dáng cụ thể. Luyện tập ý là luyện sao cho đúng ý của các bài luyện. Luyện tập pháp thểluyện tập thể lực và thể hình.

Bạch đả song thủ lợi hại vì có thể gây thương tích bên trong, thường gọi là nội thương, nếu đánh vào các yếu huyệt có thể làm đối phương chết ngay hoặc mang trọng bệnh, nếu không tìm ra người biết cách giải huyệt thì không cứu chữa được.

Những thế võ tinh hoa của Võ cổ truyền được người xưa đúc kết thành hệ thống bài bản, thường gọi là thảo bộ hay bài quyền, giúp người tập luyện tinh thông và hoàn chỉnh từng chiêu thức. Một số bài quyền Võ cổ truyền nổi tiếng như Lão mai, Ngọc trản, Thần đồng, Thiền sư, Hùng kê, Phượng hoàng... đang được truyền dạy rộng rãi.

Bạch đả song thủ còn dựa trên các tư thế tấn công và phòng ngự của muông thú mà hình thành các thế đánh hiệu quả, được gọi là tượng hình quyền. Từ đó có các thế võ mang tên: Linh miêu phục thử, Xà vương xuất động, Mãnh hổ xuất sơn, Kim long hí thủy…

Các chiêu thức của bạch đả song thủ thường uy lực, dũng mãnh, thực dụng, hiệu quả, thẩm mỹ và mang tính thực chiến theo các bài bản của từng môn, thể hiện công phu dụng võ. Trong tự vệ và chiến đấu của bạch đả song thủ còn có đấu pháp, không chỉ có chân, tay mà còn có cả sự khôn ngoan, mưu lược của trí tuệ.

 

Tài liệu võ thuật nước ngoài cũng phân định về nội công và ngoại công:

 

It is traditional to divide Kung Fu into two major categories:

 

External Kung Fu (ngoại công) and Internal Kung Fu (nội công). External Kung Fu exhibits a “hard” fighting style (cương quyền) that uses fast and explosive “external” muscle power and speed to attack and defend. Each External style has its own unique principles. Some may use kicks and long punches while other systems may exhibit very compact and succinct actions requiring very little space. Some styles may imitate “animal” actions (e.g., Tiger: Hổ quyền, Mantis: Đường lang quyền, Crane: Hạc quyền, etc.).

 

Internal Kung Fu (nội công) emphasizes the movement of energy that originates from the pelvic area - the dan tien. The dan tien (đan điền) can be found three fingers below the naval. An Internal Kung Fu artist draws energy from the dan tien and moves it quickly to the specific striking part of the body. Yin-Yang (Âm dương) principles dictate that the inner flow of energy be connected to the external body allowing the manifestation of external force that can be used in offensive or defensive motions. The body is taught to remain soft so that Internal Kung Fu practitioners can dissipate any forces that are applied to them. In this manner attacks are useless. In fact, the attacking force of opponents can be turned against them. It is said that an Internal Kung Fu artist can “overcome a weight of 1.000 catties by applying a force of four ounces”. Examples of Internal systems include Tai Chi Chuan: Thái cực quyền; Xing Yi Chuan: Fist of Form and Mind - Hình ý quyền and Bagua Zhang: Palm of Eight Trigrams - Bát quái chưởng.

 

Rừng văn. Biển võ. Sự học không cùng. Võ học sâu như Đông hải. Võ thuật cổ truyền không phải là những thao tác vận động mang tính thể dục thể thao thuần túy, mà là môn võ học văn hóa thần kỳ liên quan đến nhiều môn học khác như khoa học quân sự, vật lý học, tâm lý học, sinh học, y học… nhất là triết học Đông phương. Những thuật ngữ, thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái, âm dương, ngũ hành, điểm huyệt, giải huyệt, hình quyền, ý quyền, hình ý quyền, tâm quyền, tượng hình quyền, bát quái chưởng, thái cực quyền… cả một đời học võ cũng không lĩnh hội hết được.

 

Đà Lạt, ngày 15 tháng 5 năm 2011

TVB

Chú thích:

- Tham khảo tư liệu trong và ngoài nước.

            

 

 

 

 

Category: Võ thuật cổ truyền Việt Nam | Views: 615 | Added by: adminweb | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
avatar