menu

17:13:52
CƠ THỂ HỌC VÀ VÕ THUẬT

Trương Văn Bảo - Võ đường Trần Hưng Đạo Đà Lạt

Cơ thể học là y học. Sự hiểu biết về cơ thể học sẽ giúp người tập võ, dạy võ điều chỉnh được những yếu tố cần thiết phù hợp với tình trạng cơ thể trong quá trình tập luyện và thi đấu võ thuật ờ từng giai đoạn khác nhau.

Mục đích của thể dục thể thao nói chung và võ thuật nói riêng mang lại sức khoẻ cho cơ thể và thư thái, vị tha, lạc quan cho tâm hồn người luyện tập. Võ thuật là môn khoa học vận động về thể chất, rèn luyện về tinh thần có nhiều yếu tố cấu thành nên kiến thức y học sẽ giúp người tập tránh được những sai lệch trong quá trình tập luyện.

Ngoài kiến thức y học, dạy võ thuật cũng cần kiến thức sư phạm về giáo dục tâm sinh lý tuổi, không phải tuổi nào cũng giống nhau, chính vì vậy, cường độ vận động, lượng vận động, tâm lý giáo dục cũng phải sắp xếp, thay đổi cho phù hợp với tâm sinh lý từng lứa tuổi. Sự quá căng thẳng không cần thiết về tinh thần hay gò ép quá sức vể thể chất sẽ làm cạn kiệt sinh lực, có hại cho cơ thể con người.

Trong quá trình sống, sự phát triển cơ thể con người có những biến đổi đa dạng về cấu tạo, chức năng và tâm lý dưới tác động của các yếu tố di truyền và môi trường sống. Vì vậy, tập luyện thể dục thể thao hay võ thuật chỉ có ảnh hưởng tốt đến cơ thể nếu được tiến hành trên cơ sở quán triệt tất cả những đặc điểm của lứa tuổi đó.

Tiến sĩ Sang H. Kim viết sách “Martial Arts after 40” (Võ thuật sau tuổi 40), ấn hành tại Hoa Kỳ, trong đó đặc biệt chú trọng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần (healthy body and healthy mind), sự kết nối giữa tinh thần và thể chất (mind-body connection), tự chăm sóc và tránh chấn thương trong tập luyện võ thuật (injury prevention and self-care) cùng nhiều chuyên đề khác. Đó là những kiến thức cần thiết về y học, giáo dục thể chất và rèn luyện tinh thần trong quá trình tập luyện võ thuật sau tuổi 40.

Chương trình của các Trường Đại học Thể dục thể thao trên thế giới và Việt Nam đều có môn Sinh cơ học (Sinh cơ học chung và Sinh cơ học chuyên ngành), trang bị kiến thức cho sinh viên về cấu trúc sinh cơ dựa trên cơ sở Y học (giải phẫu học, sinh lý học), Vật lý học, Toán học, Lý thuyết về điều khiển.

Sách “The Anatomy of Martial Arts” (Cơ thể học của Võ thuật) phân tích những kỹ thuật căn bản thường tập luyện trong võ thuật như đòn tay tấn công và phòng ngự (hand strikes and blocks), đòn chân (kicks), gối (knees), chỏ (elbows), công phá (brick break), vật, quăng, quật (throw), đè, khoá (groundwork), nhào, lộn, té, ngã (rolls and falls) và binh khí (weapons). Võ thuật phong phú, đa dạng nên những kiến thức cần thiết về cơ thể học liên quan đến võ thuật giúp người tập đạt hiệu quả cao đồng thời tránh những chấn thương đáng tiếc xảy ra trong quá trình tập luyện và thi đấu tranh tài. Đã có không ít trường hợp võ sinh, võ sĩ, vận động viên, huấn luyện viên bị rách cơ, giãn cơ, giập cơ, chấn thương khớp, trật khớp, gãy xương khi tập luyện quá sức không phù hợp lứa tuổi và không đúng phương pháp, phải nhờ đến y khoa giải phẫu điều trị.

Cơ thể học và võ thuật có thể được giới thiệu khái quát qua bài viết phân tích của Tiến sĩ Norman Link và Lily Chou:

THE ANATOMY OF MARTIAL ARTS

Every move we make, be it sitting, standing, running, or kicking, involves an elaborate choreography of the 250 skeletal (or voluntary) muscles as they move our 206 bones. These bones are arranged as follows:

29 in the head and neck; 26 in the spine, or vertebral; 2 in the pelvis; 2 clavicles, or collarbones (the most commonly broken bone in the body); 24 ribs; 60 in the arms (3 each) and hands (27 each); 2 scapulae, or shoulder blades; 1 sternum; 60 in the legs (4 each) and feet (26 each).

In brief, each muscle group has a specific set of functions and is often paired with an opposing muscle or muscle group. The biceps, for example, are responsible for bending the arm at the elbow, while the triceps are responsible for straightening it. Contracting the biceps causes the arm to bend; at the same time, the triceps must relax. Any disruption in this play of opposites can affect the movement (for example, tight biceps will prevent full arm extension).  

The Anatomy of Martial Arts largely ignores the 29 bones in the head, expect insofar as to recognize that the head must be protected (as with a chin tuck during a back fall). The movements of the remaining 177 bones and the muscles that move them are what make the practice of martial arts so very interesting and difficult to learn. The martial arts, when properly performed, aren’t just a set of actions but a veritable symphony of movements. This makes identifying the muscles involved in any given technique a challenge. Even a technique as seemingly simple as a reverse punch requires the martial artist to perform a specific sequence of actions in a specific order and with specific timing.

Mỗi một chuyển động cơ thể của chúng ta, bất luận ở tư thế ngồi, đứng, chạy hay đá, đều là trình tự các chuyển động của 250 cơ bắp (còn gọi là cơ vân/striated muscles, ta kiểm soát, điều khiển được, khác với cơ trơn/smooth muscles là các cơ ta không điều khiển được, như cơ bọng đái, cơ ruột v.v…) dùng để di chuyển 206 (khúc) xương của ta. Những khúc xương này được thiên nhiên sắp xếp như sau:

29 xương sọ và cổ; 26 xương cột sống, còn gọi là các đốt sống; 2 xương hông chậu; 2 xương đòn (thường dễ bị gãy); 24 xương sườn; 60 xương chi trên (3 xương cánh tay) và 27 xương bàn tay; 2 xương chả vai (hay bả vai); 1 xương ức; 60 xương chi dưới (4 xương chân) và 26 xương bàn chân.

Tóm lại, mỗi nhóm bắp cơ có một hệ chức năng đặc biệt, và thường được cặp đôi với một cơ hay một nhóm cơ có chức năng đối kháng khác. Ví dụ, cơ bắp tay trước (còn gọi là cơ 2 đầu), có nhiệm vụ làm gập tay vào ở khớp cùi chỏ (còn gọi là khớp khuỷu tay), trong khi cơ bắp tay sau (còn gọi là cơ 3 đầu), sẽ kéo duỗi thẳng tay ra cũng từ ở điểm khớp khủyu tay. Khi cơ 2 đầu co thắt lại, cánh tay chúng ta sẽ gập lại; cùng lúc đó cơ 3 đầu bắt buộc phải thư giãn ra. Bất cứ một gián đoạn nào trong sự hòa hợp các quá trình đối kháng đó sẽ ảnh hưởng lên cử động (ví dụ một cơ 2 đầu quá sức co cứng sẽ không cho phép cánh tay ta duỗi thẳng ra trọn vẹn).

Cơ thể học của võ thuật phần lớn không chú tâm đến 29 xương sọ, ngoại trừ để nhìn nhận là đầu người võ sĩ phải được che chở (như động tác gập cằm lại khi té ngửa về phía sau). Các chuyển động của 177 xương còn lại và các cơ dùng điều khiển chúng đã khiến cho việc học võ nghệ trở nên lý thú mà khó khăn. Võ thuật, khi được đánh ra đúng chuẩn độ, không chỉ là một tập hợp của các cử động mà còn là một bản giao hưởng hài hòa của các động tác cơ thể. Do đó thật khó xác định một cách chính xác các bắp cơ nào đã được sử dụng đến trong một đòn đánh kỹ thuật. Ngay cả một kỹ thuật có vẻ đơn giản là một đòn đánh ngược (đòn “rờ ve” theo tiếng Pháp “reverse”) cũng đòi hỏi người võ sinh thực hiện một trình tự đặc biệt của các cử động theo một trật tự đặc biệt với thời -gian -tính đặc biệt thích hợp.

TVB

Tài liệu tham khảo:

- The Anatomy of Martial Arts, Dr. Norman Link and Lily Chou, Ulysses Press, Berkeley California, USA - 2011.

- Martial Arts after 40, Sang H. Kim Ph.D. Printed in the USA - 2000,

- Kiến thức về Cơ thể học của Bác sĩ Dorchester M.D., USA - 2014.

Category: Luận văn Võ thuật cổ truyền | Views: 802 | Added by: adminweb | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
avatar