menu

18:32:27
SẮC KHÔNG YÊN TỬ

Trương Văn Bảo

Thiếu Lâm Phật Gia Quyền

Hôm nay lên Yên Tử

Trên đỉnh phù vân

Nhìn xuống vô cùng

Thấy màu sắc không

Nghe âm không sắc

Không cõi để đi

Chẳng cõi để về

Vô thường

Vô ngã

Bồ đề vốn không cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Đâu chỗ nhuốm trần ai

(Lục tổ Huệ Năng)

 

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

(Tứ hoằng thệ nguyện)

 

Bát nhã tâm kinh viết: “Sắc bất dị không; không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị…”. Có nghĩa là: “Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không; không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức thảy đều như vậy…”.

 

Theo tài liệu “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”: Núi Yên Tử (chữ Hán: 安子山 Yên Tử sơn) là ngọn núi cao 1068m so với mực nước biển trong dãy núi Đông Triều vùng Đông Bắc Việt Nam. Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc GiangQuảng Ninh. Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninhphía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Xung quanh khu vực núi Yên Tử là còn có các di tích và danh thắng quan trọng như khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh). Hệ thống các di tích và danh thắng này được gộp chung thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tử để đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông rời bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (調御覺皇陳仁宗, 1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (法螺同堅剛, 1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ (石室寐語) và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như Chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều; Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (玄光李道載, 1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.

Hành giả cảm nhận về Yên Tử qua các tác phẩm văn học nghệ thuật: Sương mù Yên Tử (nhiếp ảnh - Bạch Ngọc Tư), Mây mù Yên Tử (nhiếp ảnh), Trên đỉnh Phù vân (âm nhạc - Phó Đức Phương): “Mênh mênh mang mang Phù vân Yên Tử; Vi vi vu vu Trúc Lâm Thiền Tự; Vời vợi đất trời phiêu dạt tình ai; Giữa chốn huyền không tìm người trong mộng…”.

Yên Tử, 8/2015

 

 

 

 

Category: Văn học nghệ thuật | Views: 1826 | Added by: adminweb | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
avatar