18:17:06 THIỀN VÀ VÕ - ZEN AND KUNG FU | |
THIỀN VÀ VÕ - ZEN AND KUNG FU Trương Văn Bảo - Thiếu Lâm Phật Gia Quyền 1. THIỀN Thiền là pháp môn của nhà Phật, có tên gọi Thiền đạo tu tập. Tám vạn bốn ngàn pháp môn đều quy về môt chữ “Tâm”. Chính vì vậy Đạt Ma Tổ sư truyền dạy: “Giáo ngoại biệt truyền; bất lập văn tự; trực chỉ nhân tâm; kiến tánh thành Phật.” Thiền (Ch’an) là thuật ngữ Hán Việt được phiên âm từ Dhyāna của tiếng Phạn hay Jhàna của Pali, gọi đầy đủ là Thiền Na (Ch’an Na). Tự điển Sanskrit - English (bhagavata.org) định nghĩa Thiền là contemplation, meditation, thought, reflection… (suy tưởng, mặc tưởng, tập trung lắng đọng, tĩnh lự…) Thiền đứng riêng một chân trời cùng tuyệt bất khả tư nghị, đạo cảm thông không thể nghị bàn, như câu chuyện Một tách trà trong Góp nhặt cát đá: Vào thời Minh Trị (1890 - 1912), Nan-in, một Thiền sư người Nhật, tiếp một giáo sư đại học đến hỏi về Thiền. Nan-in mời trà, ông đã rót đầy tách của khách nhưng vẫn tiếp tục rót thêm. Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách tràn ra cho đến khi không kềm mình được nữa: Bồ đề vốn không cây; Gương sáng chẳng phải đài; Xưa nay không một vật; Bụi bặm bám vào đâu? (Bồ Đề bổn vô thụ; Minh kính diệc phi đài; Bản lai vô nhất vật; Hà xứ nhạ trần ai? - Lục tổ Huệ Năng). Thiền xé tan bức màn vô minh, đạp đổ bức tường chấp ngã để giác ngộ, giải thoát. Giới - định - tuệ - giải thoát - giải thoát tri kiến là năm vị hương thơm của Thiền. Con người Thiền tự do, hòa bình, an lạc đích thực với một sức sống chân thật giữa thế gian. 2. VÕ Hạ tầng, võ là quyền cước, binh khí, đối kháng, tự vệ, binh pháp, binh thư, kỹ thuật, chiến thuật, chiến lược, mưu sinh thoát hiểm, nghệ thuật quân sự… mang lợi ích sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và sống lâu, hành hiệp chính nghĩa, học được nhiều đức tính quý báu trong đời sống cho người tập. Thượng tầng, võ là đạo, là nghệ thuật sống, là con đường đưa đến chân - thiện - mỹ, là nghệ thuật nuôi dưỡng tinh - khí - thần, tâm hợp ý, khí hợp lực. Triết lý võ là tinh thần thượng võ. Huyết mạch võ là nhân bản. Đỉnh cao võ là trí tuệ. Võ là văn hóa truyền thống dạy cho người học biết nuôi dưỡng nhân tính và sống theo đạo lý làm người trong tôn chỉ giáo dục nhân cách cao xa. Việc luyện tập võ thuật là một cuộc trường chinh để tự thắng chính mình. Đạo là cốt và Đức là tủy của võ thuật truyền thống. Người học võ có được ba điều hạnh phúc: Một thân thể khỏe mạnh, một tinh thần tự do, một trái tim trong sạch. "Học võ là học đạo, trước tiên là đạo làm người, học võ còn để rèn luyện thân thể, lấy "dục thể, dục trí, dục đức" làm mục đích phấn đấu, bất luận trong hoàn cảnh nào, tinh thần thượng võ phải được tôn trọng. Người biết võ nên đóng góp công sức vào những việc ích nước lợi dân. Người giỏi võ mà kém trí đức chỉ là hạng võ biền hại người hại mình." (Võ sư Hoắc Nguyên Giáp - Tinh võ môn) 3. THIỀN VÀ VÕ Chuyện Thiền kể rằng: Một võ sĩ đạo (Bushido) sau nhiều năm công phu luyện tập võ thuật, đạt trình độ võ công thượng thừa, thắng tất cả huynh đệ đồng môn trong các võ quán, hóa giải thành công các chiêu thức bí ẩn của thầy. Hạ sơn hành hiệp trượng nghĩa, Võ sĩ đạo gặp cao thủ võ lâm thì thắng, gặp người bình thường thì thúc thủ. Võ sĩ đạo nghĩ rằng võ công mình thụ đắc còn thiếu một điều gì, giống như chuông khi gióng lên thì kêu to nhưng không có tiếng vang tiếng vọng; nghĩ vậy liền khăn gói lên đường tầm sư học đạo, đến diện kiến một Thiền sư trên núi cao, cùng cốc. Thiền sư dạy: “Hằng ngày con bửa củi, nấu cơm, quét dọn rồi công phu tu tập thiền định.” Ngày qua tháng lại, hết Xuân đến Hạ, hết Hạ đến Thu, giữa mùa Đông năm ấy, Thiền sư gọi Võ sĩ đạo vào Thiền đường căn dặn: “Năm nay Đông buốt giá, con chuẩn bị củi đốt lửa sưởi ấm.” Từ đó về sau Võ sĩ đạo không có ai là đối thủ. Anh ấy đã chiến thắng chính bản thân mình.
| |
|
Total comments: 0 | |