12:56:15 VÕ - VẬT | |
Trương Văn Bảo - Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Võ - Vật là thuật ngữ ghép dùng để chỉ nội dung tập luyện, tự vệ, thi đấu của hai môn võ và vật. Thật ra trong võ đã có vật và vật chính là võ. Một số quốc gia có các môn võ thuật đang phát triển trên thế giới có một trong hai hoặc cả hai nội dung này. Nói về vật, Hoa Kỳ có wrestling, Nhật Bản có sumo, Nga có sambo, Brazil có jiu-jitsu (nhu thuật Ba Tây)… và Việt Nam có đầy đủ các môn võ và vật. Đối với võ, Việt Vật Việt Theo tài liệu của Viện sử học thì Vật Việt Nam có từ thời Hai Bà Trưng. Tài liệu ghi: “Năm 10, nữ tướng Lê Chân thường tổ chức những cuộc thi võ và diễn võ, trong đó môn vật là hay hơn và trọng dụng hơn. Nữ tướng thường tổ chức về môn võ ấy 2 - 3 ngày để chọn lựa võ sĩ’. Sách, sử cũng chép trong các vùng nông thôn rộng lớn của lưu vực sông Hồng, các sông khác thuộc đồng bằng Bắc bộ, ven biển Bắc bộ, Trung bộ cũ còn để lại nhiều dấu tích cổ xưa của những thời văn hiến võ - vật. Sử cũ cũng còn ghi thời nhà Lý có hai đô vật được tuyển dụng làm thị vệ cho nhà vua, rất nổi danh, đó là đô Nghê và đô Voi. Các triều đại khác cũng có nhiều danh tướng như Cao Lỗ, Nồi Hầu (thời An Dương Vương), nữ tướng Lê Chân, Đô Dương, Đô Chinh, Thánh Thiên (thời Hai Bà Trưng), Bà Triệu, Triệu Quốc Đạt, Phạm Tu, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Phùng Hải (thời Lý Nam Đế), Dương Đình Nghệ (thời Ngô Quyền), Bà Liệt (thời Trần Thái Tông), Vũ Phong (thời Lê Thánh Tông), Mạc Đăng Dung, Lê Như Hổ, Nguyễn Doãn Khâm (thời Mạc Đăng Dung) đều xuất thân từ đô vật, trạng vật. Binh chế chi lịch triều hiến chương cuả tác giả Phan Huy Chú chép: “Cuối đời nhà Lê có mở trường dạy vật và dạy võ, những đô vật đạt tước phẩm cao nhất gọi là Đô lực sĩ”. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh có nhiều trường dạy vật, lấy vật làm nội dung huấn luyện binh sĩ và cho thi đấu để tuyển lựa nhân tài đồng thời khích lệ tinh thần thượng võ, lòng đại nghĩa của quân, dân để phòng, chống ngoại xâm. Sau đó vật trở thành môn võ đặc thù của dân tộc, dần dần là môn thể thao thi đấu vừa tranh tài vừa rèn luyện thân thể. Dấu ấn một thời về vật còn đậm nét trong đời sống văn hóa dân gian của người Việt như nghệ thuật tạo hình ở đình, chùa, qua tranh Đông Hồ, ở các lò vật nổi tiếng của những vùng đất vật truyền thống như Trung Mầu (Gia Lâm), Vị Thanh (Vĩnh Yên), Vĩnh Ninh, Lạc Thị, Mai Động (Hà Nội), Thức Vụ (Nam Định), Phong Châu, Đoan Hùng (Vĩnh Phú), Liễu đôi (Hà Nam), Sình, Thủ Lễ (Thừa Thiên-Huế)… Võ, nguyên gốc là nghệ thuật quân sự (military arts), ngày xưa dùng chiến đấu trong trận mạc, nay được hiểu rộng là môn rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức của con người, tự vệ, thi đấu tranh tài với nhiều nội dung quyền thuật, binh khí, đối luyện, đấu võ đài. Nhà văn Toan Ánh (1916 - 2009), trong cuốn Tiểu thuyết Lịch sử Võ thuật Việt Nam (Múa thiết lĩnh, ném bút chì; Nho sĩ đô vật), có viết: “Ngày nay là thời đại của súng đạn, của bom nguyên tử, của hỏa tiễn, của phi thuyền không gian, nhưng trước thời đại này là thời đại của gươm, giáo, của võ nghệ. Tại Việt Nam ta, trước thời Pháp thuộc và ngay trong thời Pháp thuộc, võ nghệ đã có những ngày oanh liệt và những môn võ khí cổ truyền của ta như thiết lĩnh, gươm, đao, bút chì, bút thép, mã tấu, khiên v,v… đều đáng ghê sợ và đáng lợi hại đối với người biết sử dụng. Đã có nhiều trường hợp một vài ngọn súng trường hoặc súng săn bắn phát một phải chịu bó tay trước ngón võ cổ truyền của ta”. Sách Tiểu thuyết Lịch sử Võ thuật Việt Nam của nhà văn Toan Ánh, qua những câu chuyện kể mang tính tường thuật văn chương, mô tả một số cách đánh binh khí Võ cổ truyền Việt Nam như “chiếc khăn lượt rách”, “múa thiết lĩnh”, “ném bút chì”, “nho sĩ đô vật”… rất sinh động, phần nào phát họa nên diện mạo Võ cổ truyền Việt Nam. Loại hình võ thuật chiến đấu thật sự thường sử dụng các thế võ cận chiến, vì muốn hiệu quả phải áp sát mà thuật ngữ của Võ cổ truyền Việt Đối với các lực lượng quân sự, cảnh sát và an ninh làm những nhiệm vụ đặc biệt như: Bảo vệ yếu nhân; Phản ứng nhanh; Cơ động; Trinh sát; Thám sát; Biệt kích; Viễn thám; Đặc nhiệm; Đặc công… thường trải qua các khóa huấn luyện võ thuật gần như toàn diện về võ và vật để có thể thích nghi với nhiều tình huống trong công việc và mưu sinh thoát hiểm. Tự vệ cận chiến - mưu sinh thoát hiểm, một trong những nội dung võ thuật quan trọng bao gồm võ và vật, vì liên quan đến quyết định kết quả giao chiến, nếu trên chiến trường là sinh, tử, bởi vì một khi đánh trận giáp lá cà, không có không gian đủ để dùng những đòn chân bay bướm, lả lướt và thiện nghệ như trong những pha biểu diễn trên sân khấu hay trong điện ảnh, vì khi đã áp sát nhau thì cũng không có đủ thời gian để “bắt bông, bỏ bộ, sang quyền”, hay “giương oai thiết trảo” hù dọa đối phương, mà tất cả đều là tích tắc, không có cơ hội lần thứ hai để ra đòn, nên mỗi kỹ thuật và chiến thuật đều phải là tối ưu trong dụng võ và vật. Giáo trình về võ chiến đấu, dạy những kỹ thuật thực dụng như sử dụng đòn tay, đòn chân, cùi chỏ, đầu gối, đầu, vai, hông, thậm chí cả mông cùng những thế quăng, quật, (throw) vật, đè, bẻ, khóa và một số loại khí giới thông dụng như dao găm (bayonet), đoản côn (matracque - short stick), quải tử (tonfa) và các kỹ thuật công, thủ, phản, biến chống lại một số loại binh khí khác để tự vệ. Đối với vật Việt Nam, trong những trường hợp chiến đấu để tự vệ sinh tồn thì tất cả các miếng vật đều không cần theo khuôn phép hay luật mà chỉ cần hiệu quả, thủ thắng. Trong các giải thi đấu vật tranh tài mang tính Thể dục thể thao, các đô vật phải tuân theo Điều lệ và Luật thi đấu của Ban tổ chức. Kỹ thuật cơ bản của vật: - Xe đài; - Tư thế đứng; - Di chuyển; - Lồng tay tư; - Các kỹ thuật cơ bản; Bốc một, bốc đôi, gồng đứng, gồng rút, gồng vọt ở tư thế quỳ, sườn tay trong, sườn tay ngoài, sườn kẹp nách, sườn quỳ, tống bò, lật sườn, phá bò đĩa, phòng thủ bò dài, đốc khủyu tay, gỡ tay gáy, ngóc… Chiến thuật cơ bản của vật: I. Một số dạng cụ thể của chiến thuật tấn công: 1. Chiến thuật tấn công bằng các miếng vật liên tục: - Lồng tay tư xuống gồng vọt chuyển sang tống bò; - Vào gồng vọt chuyển sang sườn tay trong; - Giắt vét chuyển sang tống bò; - Giắt vét chuyển sang lật sườn; - Vào sườn kẹp nách chuyển sang gồng vọt ở tư thế quỳ; - Vào bốc đôi chuyển sang tống bò; - Vào gồng chuyển sang ngóc vít gáy. 2. Chiến thuật động tác giả: - Vờ vào mói để thực hiện bốc đôi; - Vờ vào gồng rồi gồng thật; - Đảo tay hoặc gạt chân tạo cơ hội vào thực hiện các miếng vật; - Nhử trái đánh phải, nhử trên đánh dưới, nhử trước đánh sau; 3. Chiến thuật lợi dụng vùng mép sới: - Lợi dụng vùng mép sới để tấn công; - Lợi dụng vùng mép sới để phòng thủ. II. Một số dạng cụ thể của chiến thuật phòng thủ: 1. Phòng thủ bằng các miếng vật liên tục; 2. Phòng thủ bằng cách nằm bò; 3. Phòng thủ bằng cách gò chặt đối phương. III. Một số dạng cụ thể của chiến thuật phản công: 1. Chủ động tấn công chuyển sang phòng thủ rồi phản công; 2. Chủ động phòng thủ rồi chuyển sang phản công quyết liệt; Từ năm 1978, trên cơ sở vật dân tộc, Việt Nam hình thành vật tự do. Hằng năm Việt Nam thường tổ chức giải vô địch vật quốc gia và tham dự Thế vận hội Olympic Moscow năm 1980. Từ năm 1997 đến nay, Việt Nam đã có nhiều thành tích huy chương vàng tại các kỳ SEA Games về môn vật. Ngày nay, một số môn võ trên thế giới tổ chức thi đấu phối hợp võ - vật có tính cách khốc liệt nhưng hấp dẫn người xem như MMA (Mixed Martial Arts), UFC (Ultimate Fighting Championships), người thủ thắng thường là những võ sĩ có công phu tập luyện, thể lực sung mãn, kỹ-chiến thuật điêu luyện, tâm lý vững vàng, khôn ngoan và nhất là phối hợp hiệu quả giữa các thế võ với các miếng vật. Đà Lạt, 5/5/2017 TVB Tài liệu tham khảo: - Đoàn Ngọc Thi và Lê Ngọc Minh biên soạn, Nguyễn Trọng biên tập, Vật Việt Nam, NXB TDTT Hà Nội năm 1983 (dùng cho sinh viên các Trường Đại học Thể dục Thể thao). - Toan Ánh, Tiểu thuyết Lịch sử Võ thuật Việt Nam, NXB Trẻ, 2011. - Richard P. Mills, Lieutenant General, U.S. Marine Corps Marine Corps Martial Arts Program, Printed in the USA, 2011.
| |
|
Total comments: 0 | |