menu

12:57:10
CƯỚC PHÁP

Trương Văn Bảo
Liên đoàn Võ thuật cổ truyền tỉnh Lâm Đồng

“I fear not the man who has practiced 10,000 kicks once, but I fear the man who has practiced one kick 10,000 times” (Tôi không sợ người tập 10.000 thế đá một lần, nhưng tôi sợ người tập một thế đá 10.000 lần) Bruce Lee.

Những võ sĩ thượng đẳng của những môn võ thượng thặng trên thế giới ngày nay đá nhanh như chớp, lực nặng ngàn cân với những thế võ đẹp mắt, nhưng đấu thủ trên võ đài là mục tiêu đi động có trí khôn nên không dễ dàng chiến thắng. Vì vậy sự chiến thắng cần mưu lược hay nói theo lý luận võ học là kỹ chiến thuật đối kháng. Các võ sư, huấn luyện viên, chuyên gia các môn phái dạy phương pháp sử dụng kỹ thuật đòn chân hiệu quả theo khoa học, kinh nghiệm và phát huy những yếu tố quan trọng trong việc dùng cước pháp.

Đã có nhiều tài liệu, sách báo và phương tiện công nghệ thông tin trên thế giới viết, hướng dẫn, giảng dạy bằng hình ảnh trực tiếp về phương pháp tập luyện, phân tích kỹ thuật các đòn chân khác nhau trong thi đấu. Võ thuật cổ truyền Việt Nam: “Song thủ Ngũ hành vi bản, lưỡng túc Bát quái vi căn” (hai tay lấy Ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ làm gốc, hai chân lấy Bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài làm rễ), dùng tất cả các bộ phận vũ khí cơ thể như tay, chân, chỏ, gối, đầu, vai, hông để đánh, đá, ngáng, vật, đè, khoá nhưng khi thi đấu giải thì theo luật, một số kỹ thuật không được dùng, mục đích hạn chế chấn thương, bảo vệ an toàn cho thân thể.

Cước pháp là hình thức kỹ thuật đòn chân trong võ thuật, phong phú đa dạng, những yếu tố khác nhau như tốc độ, kình lực, thời điểm ra đòn và sự chuẩn xác được phối hợp trở nên một sức mạnh uy dũng của cước pháp. Những kỹ thuật đá như “Thiết tiêu cước - đá tống trước”, “Đảo sơn cước - đá vòng cầu bằng lưng bàn chân”, “Bàng long cước - đá tống bằng cạnh bàn chân”, “Tảo địa cước - đá quét chân trụ”, và “Độc tiêu cước - đánh gối” là những thế tự vệ diệu dụng. Ngoài ra, còn những thế đá “Lôi công cước - đá nện gót, đá chẻ”, “Lưu vân cước - đá vòng móc gót ngược" và “Đảo sơn phi cước - nhảy bay đá vòng cầu” giúp người tập tấn công cũng như phòng thủ hoặc phản đòn hiệu quả và những yếu tố sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sức chịu đựng sự va chạm đòn thế trên cơ thể cũng cần phải được rèn luyện công phu.

Thuật ngữ cước pháp trong võ thuật dùng để chỉ kỹ thuật và phương pháp sử dụng đòn chân qua hình thức các thế đá. Chân như hai bánh xe chuyên chở thân mình, là thành phần chủ yếu dùng để di chuyển, do vậy yêu cầu tấn thăng bằng, vững chắc, di chuyển linh hoạt, thuần thục. Các phần của bàn chân để hình thành các thế đá là mũi bàn chân, ức bàn chân, gót chân, cạnh bàn chân ngoài, cạnh bàn chân trong, lưng bàn chân, lòng bàn chân và đặc biệt là đầu gối.

Đòn chân cũng như đòn tay đòi hỏi sự linh hoạt, biến hoá. Kỹ thuật các đòn chân cần sự phối hợp của mắt cá, đầu gối, đùi, lực hông. Đòn chân có ưu thế về khoảng cách chiều dài trong tấn công và có sức mạnh thường được ví “một đòn đá bằng ba đòn đấm” vốn lại mang những yếu tố bất ngờ trong sử dụng. Tuy nhiên, khi đá thì một chân ra đòn, toàn bộ trong lượng cơ thể chịu trên một chân còn lại, vì vậy yếu tố thăng bằng rất quan trọng. Có nhiều phương pháp, kỹ thuật để tập các đòn chân. Khi đá, chân phải nhanh, mạnh và rút chân về sau khi đã hoàn tất kỹ thuật đá, gót chân trụ không được nhón lên, phải sử dụng lực hông và toàn thân.

Các thế đá trong Võ thuật cổ truyền thường được phân ra như sau:
- Bộ tiền cước (các thế đá về phía trước).
- Bộ hậu cước (các thế đá về phía sau).
- Bộ phi cước (các thế đá bay).
- Kỹ thuật sử dụng các thế “đánh” bằng đầu gối.

Ban chuyên môn Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đưa ra 24 thế đá (nhiều quá) gọi là “nhị thập tứ cước” (đã in vào sách) và đổi tên gọi cho mang tính “sáng tạo”, “thoát Hán” nhưng thật ra trong đó có nhiều đòn thiếu khoa học, khó tập, không thực dụng, nhất là sự giản lược tên gọi làm mất đi ý nghĩa và tính tượng hình trong tên thế võ và vẫn còn dùng hầu hết từ Hán Việt. Ví dụ sáng tạo “Đảo sơn cước” thành “Đảo cước”; “Long thăng cước” thành “Đăng cước”; Bàng long cước” thành “Bàng cước”; “Bạt phong cước” thành “Bạt cước”… không thuyết phục (!)

KICKS

Kicks come in a wide array of styles and variations, including differences in speed, power, and delivery times. Some kicks, such as the front snap, low scoop, and knee lift are oriented toward self-defense. Others, like the axe, spinning heel, and jumping roundhouse, leave the practitioner open to counterstrikes and thus are used more in arts where the obvious counterstrikes are illegal. It's rare that a single art would find reason to teach all of the techniques featured here.

Kicks are generally stronger but a bit slower than hand strikes. The mass of the leg is about twice that of the arm; however, the small reduction in speed doesn’t overcome the legs’ greater mass. As a rule of thumb, kicks are at least twice as powerful as equivalent hands strikes. Correct balance and pivoting are keys to delivering effective kicks. Timing, power, and speed are critical when kicking an attacker.

- Front snap kick (Kim tiêu cước);
- Front thrust kick (Thiết tiêu cước);
- Roundhouse kick (Đảo sơn cước);
- Axe kick (Lôi công cước);
- In-to-out crescent kick (Bạt phong cước);
- Out-to-in crescent kick (Tảo phong cước);
- Side kick (Bàng long cước);
- Back kick (Nghịch lân cước);
- Spinning heel kick (Lưu vân cước);
- Low scoop kick (Tảo địa cước);
- Low spinning heel kick (Tảo ngoặc cước)
- Knee lift kick (Độc tiêu cước);
- Jumping front thrust kick (Thiết tiêu phi cước);
- Jumping roundhouse kick (Đảo sơn phi cước);
- Jumping knee lift kick (Độc tiêu phi cước);
- Jumping butterfly kick (Hồ điệp song phi cước).

Front kick (Tiền cước), Back kick (hậu cước), Jumping kick (phi cước), Knee lift kick (Tất cước).

Các thế đá chỉ là một phần kỹ thuật trong võ thuật. Võ thuật là nghệ thuật tổng thể những thế võ hiệu quả ứng dụng thực chiến. Nhanh, mạnh, chuẩn xác, liên hoàn và khôn ngoan tinh tế là một chuỗi mắt xích giúp người đấu võ sở đắc sự diệu dụng của võ thuật. Và trên cả sự diệu dụng là tinh thần thượng võ của người dụng võ.

TVB Đà Lạt

Tài liệu tham khảo:
Dr. Norman Link and Lily Chou, The Anatomy of Martial Arts, Ulysses Press, Berkeley California USA - 2011

Bài viết đã đăng trên các trang thông tin và nguyệt san:
www.vothuatcotruyen.vn (Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam)
www.vtct-ld.ucoz.com (Liên đoàn Võ thuật cổ truyền tỉnh Lâm Đồng)
- Nguyệt san Văn học và Võ thuật, số 01, 2015 (The World of Literature and Martial Arts Magazine - CA. USA)

 

Category: Tinh hoa võ thuật thế giới | Views: 702 | Added by: adminweb | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
avatar