05:16:23 KHÍ CÔNG Y VÕ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỞ TRONG VÕ THUẬT | |
KHÍ CÔNG Y VÕ Trương Văn Bảo Khí công y võ là công năng của hơi thở được luyện tập theo phương pháp y học và võ học. Thầy thuốc ưu tú, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Bác sĩ Dương Qúy Sỹ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, chuyên về chức năng thông khí và hô hấp, đã có công văn mời Thầy Trương Văn Bảo, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền tỉnh Lâm Đồng làm Giảng viên giảng dạy môn Khí công y võ và Võ thuật cổ truyền cho Bác sĩ, Y sĩ là Giảng viên và Sinh viên của nhà trường từ năm 2016 đến nay để giúp tăng cường sức khỏe. Luận về hô hấp, trong võ thuật nhấn mạnh “tâm hợp ý”, “khí hợp lực”, khí cần trầm lặng, dùng khí đẩy lực, cho nên chức năng hô hấp có ảnh hưởng rất đặc biệt. Kết quả nghiên cứu môn Trường quyền sơ cấp ở Trung Quốc đã chứng minh sau khi tập, tần số hô hấp tăng 31 - 34 lần/phút, thông khí đạt 20-29 lít, tần số nợ oxy tương đối cao, nợ oxy được tiêu trừ cần 6-9 phút mới hồi phục như lúc yên tĩnh. Khoa Sinh lý học Viện Thể dục thể thao Bắc Kinh, Trung Quốc nghiên cứu dung tích sống vận động viên (VĐV) võ thuật đạt trung bình 4.200ml, VĐV võ thuật nam có dung tích sống trung bình lớn hơn người bình thường: 489,17ml và nữ 496,16ml. Bất kỳ VĐV chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp nào, dung tích sống đều tốt hơn sinh viên bình thường, nam trung bình hơn 1,38ml. Ngoài ra chức năng hô hấp có yêu cầu đặc biệt. Theo định nghĩa khoa học thì hô hấp là quá trình lấy oxy từ ngoài vào và thải khí carbonic từ trong ra của cơ thể sinh vật. Hô hấp trong luyện tập võ thuật theo sự biến hóa của các động tác mà thành, lúc nào hít vào (hấp), lúc nào thở ra (hô) đều có nguyên tắc. Ví dụ khi thực hiện các động tác gập thân thu lại, hoặc đưa mình lên, co tay về, đưa chân lên để đá ra thì hít vào. Khi thực hiện các động tác hạ mình xuống hoặc kết thúc động tác đá chân, đấm tay và các động tác khác đi đến dứt điểm đều thở ra và yêu cầu động tác thở sâu, dài, nhẹ nhàng. Luyện tập võ thuật cần phải biết thở theo nguyên tắc “động hấp, tịnh hô”. Hô hấp có phương pháp sẽ nâng cao được lượng khí trao đổi làm tăng cường thể chất, gia tăng phế hoạt lượng của phổi và tiêu trừ sự ứ huyết trong cơ thể. Y học võ cổ truyền cho rằng thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên chưa bị tác động bởi cuộc sống, cách sống, ảnh hưởng tới lượng khí ra vào phổi. Đó là lối thở đúng nhất để hoà hợp với thiên nhiên. Thuật ngữ chuyên môn y võ gọi cách thở này là hiệp khí. Tập võ là phương pháp vận động toàn thân gíup cho các bộ phận trong cơ thể có dịp hoạt động đều, trong tập luyện lại kết hợp hô hấp với các động tác mang lại lợi ích cao cho tinh thần và thể chất. - Đề khí: (ngước lên thở). Ở trong tình huống này do động tác từ thấp ngẩng lên cao, dùng phương pháp đề khí, phương pháp này là hóp bụng, mở lồng ngực, cơ bả vai co lại. Thở sâu ngực, để cho khí chuyển từ dưới lên, khí tống đầy nâng trọng tâm cơ thể lên có lợi cho khí di chuyển để thực hiện các động tác bước ngang, nhảy, đá, như động tác song phi, quay đá gió, lộn trên không… - Trầm khí: Khi thực hiện động tác từ cao xuống thấp, dùng phương pháp trầm khí, phương pháp này là quá trình hô hấp thở bụng cổ điển, thông qua cơ hoành cách, vận động cơ hoành theo làn sóng, làm cho khoang bụng nhu động. Do đó động tác hơi thở có tiếng kêu. Khi thở trầm khí yêu cầu “trầm khí đan điền”, điều này làm cho ngực mở rộng, thành bụng chắc, hạ thấp trọng tâm cơ thể, đạt đến sự ổn định chắc chắn, khổ luyện cứng như đá. Những động tác thấp, chân bước trước sau, động tác ngồi toà sen, v.v… dễ làm phương pháp trầm khí. - Tụ khí: Khi làm động tác từ cao xuống thấp dùng phương pháp tụ khí. Phương pháp tụ khí là sau khi hít vào giữ khí, đồng thời các động tác tay dùng lực thở đẩy khí toàn thân, đó là hình thức dùng lực trong võ thuật. Chúng không những tăng lực, phát lực mà còn loại trừ được yếm khí xuất hiện, ảnh hưởng không tốt đến hệ tuần hoàn. - Thác khí: Khi thực hiện động tác tĩnh lực đứng hoặc ngồi cần dùng phương pháp thác khí là khi kết thúc thơ, kiên trì tiếp tục thở chậm, nhanh dần và “nín khí”, thác khí Phương pháp tập luyện áp dụng trong Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng là “Bát đoạn cẩm Thiếu Lâm”: Và “Ngũ pháp tức” là năm pháp luyện tập hơi thở (một hô, một hấp là một tức): Những hình thức thở trên đều biến hóa theo các động tác nhưng cần tôn trọng yêu cầu cơ bản “khí dễ trầm”, vận khí cần thuận tự nhiên. Thiền sư Huệ Minh ở Trung Quốc nói rằng: “Phổi là nơi chứa khí. Khí là chúa của sức mạnh. Muốn nói đến sức mạnh phải biết khí”. Đà Lạt, 2/2020 - TVB Chú thích:
| |
|
Total comments: 0 | |
| |