18:20:38 CON ĐƯỜNG SAMURAI Ở VIỆT NAM | |
BAN BIÊN TẬP WEBSITE Võ thuật chứa đựng một giá trị đạo đức cao cả giúp hành giả vượt lên tự thắng chính mình hướng đến khung trời chân, thiện, mỹ, giác ngộ lẽ sống cuộc đời. Ngày 24 và 25 tháng 10 năm 2015, đoàn phóng viên VTV4, kênh truyền hình đối ngoại trung ương, có trưởng phòng, phó trưởng phòng, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật viên đến thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng gặp Thầy Trương Văn Bảo, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền tỉnh Lâm Đồng, làm phóng sự “Con đường Samurai tại Việt Nam”. Thầy Trương Văn Bảo là tác giả bài viết “Yến phi quyền và Empi”, chính bài viết này là cơ duyên đưa VTV4 đến Đà Lạt để trao đổi phóng sự đôi nét tương quan về văn hoá võ thuật, nét đặc thù giữa hai nền võ học, cũng như hai bài quyền Yến phi Võ cổ truyền Việt Nam và Empi Karate Nhật Bản. Đây là lần thứ 5 VTV4 làm phóng sự văn hoá võ thuật tại tỉnh Lâm Đồng. Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là những quốc gia có nền võ học lâu đời với một hệ thống triết lý mang tính nhân văn và đề cao tinh thần thượng võ. Võ thuật cổ truyền Việt Nam có từ 4.894 năm. Môn võ đi theo dòng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ý nghĩa triết lý Võ thuật cổ truyền Việt Nam là nhân bản, uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, đoàn kết, nhân ái, hoà bình trong cuộc sống. Về mặt tâm linh, ảnh hưởng triết lý tam giáo đồng quy Phật, Lão, Khổng đưa con người đến cảnh giới chân như. Tài liệu ghi chép về võ thuật Nhật Bản cho rằng do yếu tố lịch sử và hoàn cảnh địa lý của mỗi quốc gia phương Đông có khác nhau, nên nền võ học Nhật Bản trước đây ít người biết đến, chỉ đến khi một cơ duyên bừng sáng từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 bởi kiếm khách, điêu khắc gia, nhà thư pháp và một thiền sinh lừng danh là Miyamoto Musashi (Cung Bản Vũ Tàng), sau một thời gian tung hoành ngang dọc không có địch thủ, Musashi đã lui về ẩn dật và viết cuốn Ngũ Đại Kỳ Thư (The Book of Five Rings). Ngũ Đại Kỳ Thư bao gồm những tư tưởng lớn về triết lý nhân sinh, võ học và đạo học. Chính vì vậy tinh thần chung của võ thuật Nhật Bản mang tinh thần võ sĩ đạo (Samurai), một tinh thần cao cả của người dụng võ, “chết đứng không sống quỳ”, và cũng như Việt Nam, Võ thuật Nhật Bản ảnh hưởng sâu nặng tinh thần Thiền (Zen) của Phật giáo qua nhiều câu chuyện “vô chiêu thắng hữu chiêu” trong lịch sử võ học Nhật Bản. BBT | |
|
Total comments: 0 | |